GIỐNG TẰM A5, A7
1. Nguồn gốc
– Tác giả và cơ quan tác giả: TS. Phạm Văn Vượng, Nguyễn Thị Lành, Vũ Thị Bản và CTV – Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương.
– Nguồn gốc và phương pháp: Bằng các phương pháp lai kép và lai đơn giữa các giống đa hệ kén vàng với các giống lưỡng hệ kén trắng nhập nội đã tạo ra 20 tổ hợp lai ban đầu. Qua quá trình chọn lọc định hướng và huấn luyện con lai kết hợp với các biện pháp nhân giống theo sơ đồ chọn tạo giống chịu nóng đã tạo ra giống tằm mới có triển vọng là A5 và A7.
Giống A5 đã được công nhận sản xuất thử Quyết định số 1209 NN-KHCN/QĐ ngày 16/7/1996 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT. Giống A7 đã được công nhận là giống chính thức và cho phép phổ biến trong sản xuất theo Quyết định số 1224/QĐ/BNN-KHCN ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT.
2. Những đặc điểm chính của giống
– Giống A5: Có tằm dạng trơn, thời gian phát dục 20-21 ngày. Giống đã hoàn toàn ổn định và đặc trưng hình thái ở cả 4 giai đoạn: Trứng, tằm, nhộng (kén), ngài và ổn định về tính hưu miên. Năng suất và chất lượng đều đạt khá. Nếu phối hợp cặp lai A5 x 01 (01 là giống tằm được nhập nội từ Trung Quốc) thì độ dài tơ đơn đạt từ 755,86-979,87m. Độ sạch và độ thanh khiết đạt tơ cấp cao.
– Giống A7: Có dạng tằm trơn. Giống đã hoàn toàn ổn định và đặc trưng hình thái ở cả 4 giai đoạn: Trứng, tằm, nhộng (kén), ngài và ổn định về tính hưu miên. Năng suất và chất lượng đều đạt khá. Nếu phối hợp cặp lai A7 x 01 (01 là giống tằm được nhập nội từ Trung Quốc) thì độ dài tơ đơn đạt từ 755,86-979,87 m. Độ sạch và độ thanh khiết đạt tơ cấp cao.
3. Địa bàn và thời vụ nuôi thích hợp
Cơ cấu giống hè với giống A5 cho vùng nóng khô (khu 4 hoặc trung du, miền núi). Cơ cấu giống A7 cho vụ hè ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Kén của giống tằm A5 | Kén của giống tằm A7 |