Câu hỏi 16: Có mấy phương pháp đốn dâu ? Khi đốn cần chú ý những gì ?
Trả lời: Có các phương pháp đốn dâu sau:
a) Đốn thấp hoặc đốn sát.
Đốn phần gốc dâu cách mặt đất 15-20cm. Năm sau vế đốn cao hơn năm trước 5-6cm, sau 3-4 năm khi cây dâu có năng suất giảm ta tiến hành đốn sát mặt đất làm cho cây dâu trẻ lại. Đối với ruông dâu ven sông bãi được bồi đắp phfu sa thường xuyên, ta có thể tiến hành đốn sát hàng năm.
b) Đốn lửng:
Là đốn lưng chừng cây dâu cách gốc 0,8-1,2m. Mục đích phương pháp đốn này là kích thích ra cành lá ở giai đoạn cuối.
c) Đốn phớt: Ở vụ đông hoặc vụ thu
Cắt phần ngọn của cành cấp I, cấp II (thường bỏ 20-30cm ở phần ngọn) để kích thích ra lá để nuôi lứa tằm cuối cùng trước khi đốn thấp.
Những chú ý khi đốn dâu:
– Dùng dao, kéo hoặc máy đốn, không được làm giập nát vết đốn.
– Khi đốn kết hợp với loại bỏ cành tăm, cành bị sâu bệnh.
– Sau khi đốn cần làm cỏ xới xáo rãnh dâu, tiến hành tỉa định mầm, mỗi cây để lại 5-6 mầm.
– Thời vụ đốn:
+ Đốn phớt vụ đông: đốn sau đông chí.
+ Đốn phớt vụ thu từ 5 -15 tháng 8( vùng Đồng bằng Sông Hồng)