Câu hỏi 24: Tại sao dâu sau khi đốn 3,4 tháng thường bị trốn ngọn?
Trả lời : Dân gian có câu: “tháng 3 dâu trốn, tháng 4 dâu về”. Đây là một hiện tượng sinh lý đặc trưng của cây dâu, cây dâu có tính tái sinh mạnh. Sau khi đốn cây dâu lớn nhanh và ra lá nhiều, trong khi đó bộ rễ phát triển không kịp gây nên sự mất cân đối giữa phần thân và rễ. để cân bằng sinh thái cây dâu tự điều chỉnh bằng cách phần ngọn chậm phát triển lại (trốn ngọn) để bộ rễ phát triển kịp thời với phần thân. Đây là hiện tượng cân bằng sinh học của cây dâu chứ không phải do sâu bệnh, thời tiết hay đất đai. Lúc cây dâu trốn ngọn và kết hợp với các đợt gió lạnh nên người ta lầm tưởng là do sâu bệnh và thời tiết gây ra. Thực tế sâu và thời tiết làm cho trốn ngọn tăng thêm.
* Biện pháp phòng trừ:
Đây là hiện tượng sinh lý của cây dâu nên không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Tuy nhiên để thời gian trốn ngọn ngắn cần phải bón phân đầy đủ, đặc biệt là bón lân cho bộ rễ phát triển và phun thuốc phòng trừ rầy rệp khi cây dâu bắt đầu trốn ngọn.