Giống dâu tam bội thể số 36
1. Nguồn gốc
– Tác giả và cơ quan tác giả: KS. Bùi Khắc Vư, nghiên cứu viên chính Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương.
– Nguồn gốc và phương pháp: Giống dâu tam bội thể 36 được tạo ra do lai hữu tính giữa giống Bầu trắng (2n) và C71A (4n). Giống đã được công nhận là giống Quốc gia chính thức và cho phép phổ biến trong sản xuất theo Quyết định số 1208 NN-KHCN/QĐ ngày 16/7/1996 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Những đặc điểm chính của giống
Giống tam bội số 36 ưu điểm không quả hoặc có nhưng ít quả không hạt, Nhân giống vô tính có tỷ lệ sống cao, Phiến lá to dày đáy lá lõm hình trái tim xanh đậm thích hợp cho nuôi tằm lớn. sinh trưởng khỏe, thân cành phát triển không gọn bằng giống số 28 thích hợp cho việc trồng khóm và dâu cây tạo hình cho vùng núi. Năng suất khá ở vùng đồng bằng nhưng ở vùng núi cao có ưu điểm cho nhiều lá vào thu và cuối thu. Năng suất lá đạt bình quân 20-25 tấn/ha phù hợp với cơ cấu giống mùa vụ và vùng sinh thái đặc biệt là vùng trung du và miền núi. Khả năng kháng bệnh do nấm, vi khuẩn, virus và chịu hạn khá.
Nhược điểm: Thân xốp, mềm dễ bị sâu đục thân phá hoại
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
– Đất trồng: Thích nghi với các loại đất cao, thoát nước tốt đất ven sông ở các tỉnh phía Bắc và vùng trung du
– Thời vụ trồng thích hợp: từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau
– Mật độ trồng: Trồng hàng, hàng cách hàng 1-1,2 m cây cách cây 0,25m, trồng khóm hàng cách hàng 1,2m khóm cách khóm 0,5m mỗi khóm trồng 3 hom, hom dài 15-17cm có 2-3 mắt, chọn hom cành thành thục đường kính trên dưới 1cm vừa không quá to và quá nhỏ.
– Phân bón: bón lót trước khi trồng (tính cho 1 ha) 10-15 tấn phân hữu cơ. sau khi dâu nảy mầm cao 15-20cm kết hợp chăm sóc làm cỏ bón thúc phân vô cơ dùng loại phân chuyên bón cho dâu vào 2 bên hàng dâu hoặc theo khóm. Từ năm thứ 2 trở đi bón 20-25 tấn phân hữu cơ, phân vô cơ NPK chuyên dùng cho cây dâu từ 2000-2500kg, bón 4 lần vào các tháng 1 bón lót vụ đông, bón thúc vào tháng 4, 6 và 9 sau lứa hái lá, kết hợp làm cỏ, tưới nước
– Đốn tỉa: đốn đau vào tháng 12. Nếu để lưu đông thì đốn vào cuối tháng 4 đầu tháng 5
– Phòng trừ sâu bệnh: Thu hoạch lá kịp thời,vệ sinh đồng ruộng vu đông, phát hiện ổ bênh do khuẩn héo rủ lá cách ly đào bỏ kịp thời xử lý đất, bắt sâu xén tóc đục thân vào vụ xuân. Khi phát hiện bệnh do nấm dùng Kasuran, Anvil, Validaxin nồng độ 0,2-0,3%. Với các loại sâu ăn lá dùng Dip 80SP pha nồng độ 0,2-0,3%. Sau phi phun thuốc 10-15 ngày mới hái lá cho tằm ăn.
|