Giống dâu tằm tam bội thể số 7
1. Nguồn gốc
– Tác giả và cơ quan tác giả: Hà Văn Phúc, Trịnh Bá Hữu, Bùi Khắc Vư, Nguyễn Thị Tám, Lê Văn Liêm – Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương.
– Nguồn gốc và phương pháp: Giống dâu tam bội thể số 7 (3n) được tạo ra do lai hữu tính giữa giống dâu C71A (4n) và giống dâu Chân Vịt (2n).
– Giống đã được công nhận là giống chính thức và cho phép phổ biến trong sản xuất theo Quyết định số 562/NN-QĐ ngày 12 tháng 9 năm 1988.
2. Đặc tính chủ yếu
Nhân giống bằng phương pháp vô tính (trồng bằng hom). Chiều cao cây trung bình (2,4-2,6m), thân cây màu vàng, bì khổng rõ, cành nhiều, tán gọn, lá to trung bình lẫn xẻ thùy, màu xanh đậm, bóng, thịt lá nhiều, khả năng giữ nước tốt. Năng suất lá đạt 25- 28 tấn/ha. Chất lượng lá tốt, hàm lượng Protein trong lá đạt 22-23%. Khả năng đề kháng với bệnh nấm, vi khuẩn, virus trung bình, khả năng chịu hạn khá.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
– Đất trồng:thích nghi với nhiều loại đất: đất bãi ven sông, trong đồng, đất đồi các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên
– Thời vụ trồng thích hợp: từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
– Mật độ trồng thích hợp: hàng cách hàng 1,2-1,5m. Có thể trồng rạch hoặc trồng hố.
– Phân bón: Bón lót trước khi trồng 10-15 tấn phân hữu cơ, 800kg lân, 280kg ka li/ha. Năm thứ 2 trở đi bón 20-25 tấn phân hữu cơ, 2000-2500 kg NPK theo tỉ lệ 3:1:1.
4. Địa chỉ áp dụng
Giống dâu Tam bội thể số 7 đã được trồng ở các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa và Lâm Đồng
GIỐNG DÂU TAM BỘI THỂ SỐ 7
Huy chương Bạc, tại Hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật, Giảng Võ năm 1990