Lên né trở lửa kén ươm
Ths. Phạm Thị Phương
1.Đối tượng và phạm vi áp dụng
Kỹ thuật này này áp dụng cho các hộ gia đình, các cơ sở nuôi tằm sản xuất kén ươm ở vùng đồng bằng sông Hồng.
2.Mục đích
Nhằm tăng tỷ lệ kén lên tơ, giảm tiêu hao nguyên liệu kén/kg tơ và nâng cao năng suất, chất lượng tơ.
3. Vật tư, trang thiết bị phục vụ lên né trở lửa
– Phòng trở lửa: Kín dễ tăng nhiệt, bài ẩm tốt có khả năng phòng chống các thiên địch phá hoại như: Chuột, cóc, thạch thùng … (không nên trở lửa trong nhà mái bê tông). Có đủ xà, móc treo né. Diện tích nhà trở lửa phù hợp với số lượng kén nuôi
– Né: làm bằng vật liệu dễ hút ẩm, nhiều điểm bám, sạch (tre, rơm, cành dâu…)
– Nhiệt ẩm kế khô ướt
– Bếp than và than
4. Các bước tiến hành
4.1.Trước khi trở lửa
– Bắt tằm lên né: Khi đuôi tằm còn 2-3 viên phân
– Thời gian lên né: + Với tằm lưỡng hệ 11- 14 h
+ Với tằm đa hệ lai 7- 8 h
– Mật độ lên né đối với né bằng tre, rơm:
+ Với tằm đa hệ lai 900 – 1000 tằm/m2
– Lúc tằm mới lên né chống né một góc nghiêng 20 – 250 để phân, nước tiểu không rơi vào đầu nhau
– Sau khi tằm bò đều vị trí làm tổ bắt đầu nhả tơ thì chống né nghiêng 70 – 750 . Không nên chống né thẳng hướng mặt trời, nếu trời nắng quá phải đưa né vào bóng dâm. Phải thường xuyên đảo né để điều chỉnh mật độ.
4.2.Trở lửa
– Thời gian cho né vào:
+ Vụ xuân, thu: Với tằm lưỡng hệ cho né vào phòng trở lửa lúc 16 – 17 h
Với tằm đa hệ cho né vào phòng trở lửa lúc 13 – 14 h
+ Vụ hè: cho né vào lúc 18 -19 h (tằm lưỡng hệ) và 13 – 14h (tằm đa hệ)
– Cách treo né: Các né cách nhau 20 – 25 cm, đầu dưới của né cách mặt bếp than 50 – 80 cm
– Nhiệt ẩm độ trở lửa: Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ không khí trong phòng Cứ 2 giờ ghi nhiệt ẩm độ một lần, nhiệt độ trong ngày thay đổi thì phải điều tiết (mở cửa thông thoáng , đóng cửa tăng nhiệt …)
+ Vụ xuân: Nhiệt độ 24 – 300 C; ẩm độ 65 – 70%
+ Vụ hè : Nhiệt độ 28 – 320 C; ẩm độ 65 – 70%
+ Vụ thu: Nhiệt độ 22 – 28 0 C; ẩm độ 60 – 70%
– Ánh sáng: Yêu cầu ánh sáng tán xạ (không nên bật đèn)
– Thời gian trở lửa liên tục đến khi tằm nhả hết tơ
+ Với tằm lưỡng hệ 2,5 – 3 ngày
+ Với tằm đa hệ 1,5 – 2 ngày
(Lưu ý: Trời nóng thông thường: Với tằm lưỡng hệ 2 ngày 2 đêm Với tằm đa hệ chỉ trở lửa 2 ngày 1 đêm)
– Sau khi tằm đã hóa nhộng hoàn toàn tiến hành gỡ kén
– Phân loại kén tốt, xấu.