Truyền thuyết
Sự phát hiện ra tơ tằm là một truyền thuyết huyền thoại. Đó là vào năm 2.640 trước công nguyên, Hoàng hậu Trung hoa Xi Ling Shi vợ của Vua Huang Ti (còn gọi là hoàng Đế) lúc đó mới 14 tuổi là người đầu tiên đã tình cờ phát hiện ra tơ tằm.
Các văn bản của Khổng Tử cũng như Truyền thuyết Trung hoa đã thuật lại chi tiết rằng : Một hôm Hoàng hậu ngồi uống trà dưới một gốc cây dâu, tình cờ một con kén rơi vào cốc trà và bắt đầu tan ra trong tách trà nóng. Hoàng hậu đã rất bị cuốn hút bởi một đầu sợi thấp thoáng hiện ra. Từ điểm bắt đầu ấy có thể kéo ra một thứ sợi mảnh, nhỏ, rất đẹp, óng ánh mà sau đó được gọi là “tơ”. Sau khi đề xuất với chồng, bà đã bắt đầu hướng dẫn người dân những vùng lân cận trồng dâu, nuôi tằm, chế tạo ra dụng cụ ươm tơ và dệt lụa. Từ đó Bà đã trở thành nữ hoàng tơ lụa trong truyền thuyết của người Trung quốc.
Không rõ là truyền thuyết có đúng hay không, nhưng có điều chắc chắn rằng từ trước công nguyên Trung quốc đã sản xuất một lượng lớn tơ tằm cung cấp cho thế giới. Vì thế người ta gọi Trung quốc là “Đất nước của tơ tằm”.
Bí mật được giữ kín
Người Trung quốc đã nhận ra giá trị của thứ vật liệu đẹp đẽ mà họ làm ra nên đã giữ bí mật với phần còn lại của thế giới an toàn gần 30 thế kỷ. Lữ khách bị kiểm soát gắt gao tại các giao lộ biên giới. Bất cứ ai cố gắng ăn trộm trứng, kén hoặc tằm mang ra khỏi Trung quốc bị phát hiện đều bị xử tử ngay lập tức. Theo cách đó, dưới hình phạt bằng cái chết, bí mật nghề dâu tằm đã được giữ nguyên vẹn gần ba ngàn năm.
Cuối cùng thì tơ tằm đã rời Trung quốc trên mái tóc của một nàng công chúa được gả cho Hoàng tử Khotan xứ Tây tạng. Sự việc có thể đã xảy ra vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Công chúa đã từ chối ra đi mà không mang theo những tấm lụa mà nàng ưa thích, rốt cuộc lệnh cấm nghiêm ngặt cũng đã bị phá vỡ.
Con đường tơ lụa (Silk road)
Mặc dù lúc đầu phục vụ cho Vua chúa, sau đó tơ tằm dần dần mở rộng ra toàn bộ nền văn hoá Trung quốc cả về mặt địa lý và xã hội. Từ đó những mặt hàng từ tơ lụa bắt đầu len lỏi khắp các vùng châu Á.
Do đặc tính mịn màng và vẻ đẹp lộng lẫy, Tơ tằm nhanh chóng trở thành một thứ hàng xa xỉ ở những vùng thương gia Trung quốc có thể tới được. Nhu cầu về thứ lụa đẹp kỳ lạ, rốt cuộc đã tạo ra con đường thương mại có lợi được biết đến với tên gọi được mang theo tên thứ hàng hoá có giá trị nhất của nó “Con đường tơ lụa” để chuyên chở tơ lụa về phương Tây, mang vàng, bạc, len về phương Đông. Tơ lụa được xem như là quý hơn vàng.
Rõ ràng là, kiến thức cơ bản về lịch sử tơ tằm sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu sự am hiểu về tầm quan trọng của Con đường tơ lụa trong thương mại quốc tế và và vai trò của nó đối với việc giới thiệu Trung quốc với thế giới bên ngoài.
Con đường tơ lụa dài khoảng vài lần 4.000 dặm do chia thành nhiều nhánh, trải dài từ phía đông Trung quốc cho tới địa Trung hải. Con đường tơ lụa bắt nguồn từ tỉnh Soan xi, đi dọc theo vạn lý trường thành của trung quốc vượt qua sa mạc Takla Makan tới vùng tây bắc, vượt qua dãy núi Pamia, ngang qua Afghanistan ngày nay và đi tới Miền Cận đông với thị trường thương mại chính ở Damas (Syria). Từ đây hàng hoá được chuyển trở bằng đường biển dọc theo địa Trung hải. Chỉ có rất ít người đi hết được con đường tơ lụa. Hầu hết hàng hoá được chuyển qua một chuối rất nhiều những người trung gian.
Con Đường Tơ Lụa còn được truyền tụng đến ngày nay, không chỉ là địa bàn của các nhà buôn mà còn mở đường cho các luồng giao lưu văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, và cả các cuộc viễn chinh binh biến.
Tơ lụa được phố biến khắp Á – Âu
Trung Quốc là nước duy nhất sản xuất và xuất khẩu lụa và tơ tằm trong nhiều thế kỷ cho đến năm 200 trước công nguyên khi người Triều tiên bắt đầu trồng dâu nuôi tằm nhờ có sự giúp sức của những người Trung quốc di cư đến sinh sống tại đây. 300 năm sau công nguyên nghề tằm tang đã được truyền bá tới Nhật bản, Ấn độ và Ba tư. Sản xuất tơ lụa là một phần lịch sử văn hoá ở nhũng vùng đất này. Tơ lụa Trung quốc đã phổ biến khắp châu Á. Tơ lụa được vận chuyển bằng đường bộ về phía Tây và bằng đường biển sang Nhật bản qua một hành trình khá dài đã được biết đến “Con đường tơ lụa”.
Những người La mã cổ đại đã biết và trao đổi, mua bán thứ lụa kỳ diệu, song bí quyết về việc chế tạo vẫn là một điều bí mật.
Năm 552 sau công nguyên, Nhà vua Hy lạp Justinian đã cử một phái đoàn gồm hai nhà tu hành tới châu Á và họ đã trở về Byzantines mang theo trứng tằm dấu trong cây gậy đi đường bằng tre. Từ đó dâu tằm đã được phổ biến khắp Hy lạp. Cũng như người Trung quốc, người La mã cổ đại giấu bí quyết của mình trong vài thế kỷ.
Thế kỷ thứ 7, người Arập đã xâm chiếm Ba tư, chiếm đoạt được lụa là gấm vóc và nghề dâu tằm theo đà chiến thắng của họ đã được lan tới Châu Phi, Sicilly và Tây Ban Nha. Đến thế kỷ thứ 10 Andalusia đã là trung tâm sản xuất tơ lụa lớn nhất châu Âu.
Sau cuộc thập tự chinh hình thành nên đế chế Mông cổ, chuyến tham hiểm của Marco Polo tới Trung quốc đã dẫn tới sự phát triển trao đổi thương mại giữa Đông và Tây. Việc sử dụng tơ lụa đã tăng lên vượt bậc. Bằng cách đó Italia đã bắt đầu công nghiệp tơ lụa vào đầu thế kỷ thứ 12.
Tơ lụa ở Italia phổ biến ở châu Âu đến mức mà Hoàng đến nước Pháp Francis I đã mời người Ý tới Pháp để tạo dựng cho công nghiệp tơ tằm, đặc biệt là tại Lyons, Đến thế kỷ 17 Pháp đã đoạt vị trí dẫn đầu của Italia và những xưởng dệt lụa thành lập tại Lyons khi đó, ngày nay vẫn nổi tiếng bởi những sản phẩm dệt có vẻ đẹp riêng biệt.
Năm 1804, Jacquard đã hoàn thiện công nghệ dệt lụa hoa sử dụng thẻ đục lỗ. Đây là cuộc cách mạng trong công nghiệp dệt đem đến sức mạnh ghê gớm cho công nghiệp dệt lụa tại Lyons và sau đó là các nước châu Âu khác
Trong thế kỷ 19, dâu tằm Pháp bị dịch tằm gai (pebrine). Bệnh đã lan truyền sang khắp châu Âu và Trung Đông. Do đó ngành dâu tằm đã gần như bị xoá sạch do bệnh dịch này. Năm 1870, Louis Pasteur đã phát hiện ra bào tử gai là nguyên nhân gây bệnh và ông đã đưa ra cách loại trừ bệnh dịch này, do vậy mà ngành dâu tằm đã thoát khỏi khủng hoảng và nay được tiếp tục được mở rộng phát triển. Vì lợi ích kinh tế đem lại nên ngành dâu tằm tơ được nhiều nước quan tâm.
Con đường tơ lụa chính
trong khoảng 500 năm trước và 500 năm sau công nguyên