HỘI NGHỊ CỦA TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Á – PHI (AARDO)
(Vietseri) – Hội nghị quốc tế kết hợp thăm quan mô hình với chủ đề “Tiềm năng ngành dâu tằm tơ tạo thu nhập và việc làm cho các nước thành viên tổ chức phát triển nông thôn Á – Phi” đã được tổ chức tại Mysore, Bangalore, Ấn độ, từ 11-17 tháng 4 năm 2016
Hội nghị do Ủy hội Dâu tằm quốc tế (ISC) và Tổ chức phát triển nông thôn Á – Phi (AARDO) đồng tổ chức tại khách sạn Regaalis, Thành phố Mysore, Bangalore, Ấn Độ. Ban tổ chức đã mời 13 nước tham dự là: Ai cập, Ấn độ, Bangladesh, Đài Loan, Iraq, Kenya, Nigeria, Malaysia, Palestine, Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzebekistan và Việt Nam. Tuy không phải là hội viên của ISC cũng không phải hội viên của AARDO, nhưng Ủy Hội Dâu tằm quốc tế đã mời Việt Nam tham dự Hội nghị này mong muốn giới thiệu những thành tựu mà Ấn độ đã đạt đươc trong thời gian gần đây trong một nỗ lực nhằm thuyết phục Việt Nam tham gia Ủy Hội Dâu tằm quốc tế mà Ấn Độ đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên.
Ông Lê Hồng Vân, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương được Bộ Nông nghiệp và PTNT cử tham dự Hội nghị và trình bày báo cáo tham luận về tình hình phát triển sản xuất dâu tằm tơ Việt nam trong thời gian gần đây.
Hội nghị quốc tế kết hợp thăm mô hình tổ chức trong 5 ngày. Trong đó, Hội thảo 2 ngày và thăm mô hình 3 ngày. Phía chủ nhà tham dự Hội thảo có đại diện của Bộ công nghiệp dệt, Ban Tơ tằm trung ương cùng nhiều tổ chức nghiên cứu và phát triển Ấn độ như: Viện Nghiên cứu và đào tạo dâu tằm Trung ương, Viện nghiên cứu kỹ thuật tơ Trung ương, Tổ chức giống tằm quốc gia, Tổ chức nhãn hiệu tơ quốc gia cùng nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực dâu tằm tơ.
Ngày thứ nhất của Hội nghị, sau phần nghi lễ khai mạc của ISC và AARDO là phần trình bày 12 bản báo cáo tình hình sản xuất dâu tằm tơ lụa của các nước tham dự Hội nghị, cung cấp cho các đại biểu một góc nhìn toàn cảnh về tình hình sản xuất dâu tằm trên thế giới.
Sau khi nghe toàn bộ các báo cáo tham luận, Hội nghị tiến hành chia nhóm và thảo luận. Tùy theo vị trí công tác và chuyên môn, những người tham dự được chia làm 3 nhóm: Chính sách; Nghiên cứu chuyển giao, xây dựng tiềm lực; và Dự án phát triển. Sau khi thảo luận các nhóm đưa ra các kiến nghị cho ISC và các nước cho thời gian tới