(Vietseri) – Được sự hỗ trợ của Tổ chức sáng kiến hợp tác nông nghiệp và lương thực Châu Á (AFACI) Hàn Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã tiến hành xây dựng mô hình trồng giống dâu mới, mô hình nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn trên nền nhà tại Nam Hưng, Nam Sách, Hải Dương.
Dự án xây dựng hệ thống hợp tác công nghệ nghề tằm châu Á do AFACI tài trợ với sự tham gia của 5 năm nước là Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Nepal. Một trong những nội dung quan trọng của Dự án là xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật tiên tiến tại các nước thành viên làm điểm tham quan nhân rộng mô hình trong nước và quốc tế.
Trong 2 năm 2014 – 2015, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương đã phối hợp với xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương tiến hành đổi mới giống dâu, tổ chức nuôi tằm con tập trung và chuyển giao công nghệ nuôi tằm lớn trên nền nhà vào thực tế sản xuất dâu tằm tại địa phương.
Dự án đã tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng giống dâu lai F1, công nghệ nuôi tằm mới đến bà con xã viên. Thông qua lớp tập huấn bà con nắm được kỹ thuật và những yêu cầu để tham gia mô hình trồng giống dâu lai F1 và mô hình nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn trên nền nhà.
Mô hình trồng giống dâu lai F1 với quy mô 01 ha thực hiện năm 2014. Năm 2015 giống dâu mới cho khai thác với sản lượng lá khoảng 28 tấn/ha tăng so với giống dâu địa phương đang trồng phổ biến ở đây là khoảng 60%. Gống dâu mới được bà con đánh giá cao với nhiều đặc điểm nổi bật so với giống dâu địa phương như lá to và dày, dễ thu hái do đó giống dâu địa phương đang được dần thay thế bằng giống dâu mới. Năm 2015 diện tích dâu đăng ký trồng mới của địa phương khoảng 5ha.
Mô hình nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn trên nền nhà với quy mô 1 hộ nuôi tằm con và 10 hộ nuôi tằm lớn. Đây là công nghệ nuôi tằm tiến tiến hiện đang được áp dụng rất tốt ở các vùng sản xuất dâu tằm như Mộc Châu và Yên Bái. Nuôi tằm con tập trung để có điều kiện chăm sóc, phòng bệnh giai đoạn tằm con tốt hơn, tằm phát dục đều và khỏe hơn. Nuôi tằm lớn trên nền nhà giảm nhiều công cho tằm ăn, công thay phân và không cần bắt tằm lên né như trước. Năng suất kén cho 1vòng trứng đạt 13-14 kg kén.
Từ một hộ nuôi tằm con ban đầu, đến nay Nam Hưng đã có thêm hai hộ nuôi tằm con nữa nâng tổng số hộ nuôi tằm con trong xã lên 3 hộ. Do diện tích chật hẹp, điều kiện hạn chế, nhiều hộ không có nhà nuôi tằm riêng nên số hộ nuôi tằm lớn trên nền nhà tăng chậm.
Mô hình nuôi tằm lớn trên nền nhà