Vietseri – Bạc thau là bệnh hại phổ biến và gây ra thiệt hại không nhỏ về năng suất, chất lượng kén tằm, làm giảm thu nhập của người nông dân. Để phòng trừ tác hại của bệnh bạc thau, Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương đã nghiên cứu, sản xuất thử thuốc Carbendazim – MS1
Hiện nay, bệnh Bạc thau là bệnh hại phổ biến ở tất cả các vùng trồng dâu ở nước ta. Bệnh do một loại nấm Phyllactinia moricola Saw gây ra, thường phát sinh vào các thời kỳ nhiệt độ từ 230C – 250C, ẩm độ không khí từ 70 – 80%. Khi bệnh còn nhẹ, mặt dưới của lá xuất hiện vết lốm đốm màu trắng, sau vết bệnh loang dần rồi chuyển thành màu vàng nâu và có chứa nhiều hạt phấn trắng. Tằm ăn lá dâu bị bệnh nhẹ thì kén nhỏ, mỏng nhưng nếu lá dâu bị bệnh nặng thì tằm không ăn mà chỉ bò lên mặt lá.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định biện pháp phòng trừ có hiệu quả đối với bệnh bạc thau là kết hợp giữa kỹ thuật canh tác và sử dụng một số loại thuốc hóa học như Anvil 5SC, Kasuran. Nhưng những loại thuốc trên đều chưa đạt hiệu quả cao, do chúng không phải là thuốc chuyên dụng dành cho cây dâu và có thời gian cách ly khi phun thuốc phải trên 15 ngày mới được sử dụng lá dâu cho tằm ăn.
Trong thời gian qua, Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương đã nghiên cứu, thử nghiệm thành công sản phẩm thuốc Carbendazim – MS1 trừ bệnh bạc thau trên cây dâu và đang được tiến hành sản xuất thử.
Lá dâu bị bệnh bạc thau Lá dâu bị bệnh sau 2 ngày phun thuốc
Thành phần của thuốc Carbendazim – MS1 chủ yếu là hoạt chất Carbendazim được chuyển hóa từ Benomyl có tác dụng phòng và trị nấm bệnh trên cây trồng, diệt nấm nhanh, hiệu lực kéo dài. Thuốc có ưu điểm vượt trội hơn so với các loại thuốc trừ bệnh bạc thau trước đây là sau khi phun thuốc có thể cho tằm ăn lá dâu ngay mà không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của con tằm.
Hình ảnh thuốc Carbendazim – MS1